Chỉ báo Stochastic – Ứng dụng trong giao dịch từ cơ bản đến nâng cao (Phần 1)

0
1393
Stochatics

Xin chào anh/em chắc hẳn là anh em đã nghe/dùng qua chỉ báo Stochastic (Stoch)đây là một trong số những chỉ báo dao động phổ biến nhất. Không thiếu những bài về công cụ này, tuy nhiên hôm nay mình viết bài chia sẻ này mong muốn giúp anh em hiểu rõ hơn về chỉ báo đồng thời biết cách vận dụng chỉ báo này từ mức cơ bản đến nâng cao.

Stochastics (Stoch)

Chỉ báo Stochastic là gì?

Stochastic là một chỉ báo dao động cung cấp thông tin về động lượng của giá và độ mạnh của xu hướng, nói cách khác chúng ta có thể thấy sự di chuyển nhanh/chậm của giá khi nhìn vào nó.

Người tạo ra chỉ báo này, ông George Lane có nói rằng: “Nếu bạn quan sát một quả tên lửa lao lên không trung, trước khi nó quay đầu rơi xuống, nó phải giảm tốc độ. Động lượng của giá cũng vậy, luôn thay đổi trước giá.”

Vậy thì động lượng giá thực sự là gì? Đó chính là tốc độ thay đổi của giá, tức là trong cùng một khoảng thời gian, nếu giá thay đổi càng nhiều thì động lượng giá càng cao.

Chỉ báo Stochastic hoạt động thế nào?

Stoch dao động trong biên độ từ 0-100 và không bao giờ vượt khỏi biên độ này.

Nếu Stoch đang trong vùng giá trị cực đại, điều đó cho thấy giá đang ở biên trên của vùng range (theo số chu kỳ). Lấy ví dụ:

Với chu kỳ 5, điểm giá thấp nhất là 60, cao nhất là 100. Vậy biên độ vùng range này là 40. Khi giá đóng cửa ở mức 95, Stoch thể hiện giá trị 88%, tức rất gần với mức cực đại.

Cụ thể: Stoch (%K) = [(95 – 60 ) / (100 – 60)] * 100 = 88%

Thêm một ví dụ khi Stoch ở mức thấp:

Stoch (%K) = [(55 – 50 ) / (80 – 50)] * 100 = 17%

Lưu ý: đường signal (%D) sẽ được làm chậm lại (tùy thuộc vào chu kỳ cài đặt) từ dữ liệu của %K.

Có lẽ đến đây anh em đã hiểu được công thức tính của Stoch, giờ chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dung chúng như htế nào nhé.

Tín hiệu và cách dùng các tín hiệu từ Stochastic

1. Tín hiệu quá mua (Overbought) – quá bán (Oversold)

Cũng giống như nhiều chỉ báo dao động khác, tín hiệu đầu tiền mà người ta nghĩ đến khi nói về Stoch chính là OB/OS. Thông thường trader sẽ lấy hai mức tham chiếu để định ra các vùng này gồm:

  • Trên 80: Stochastic đang trong trạng thái quá mua
  • Dưới 20: Stochastic đang trong trạng thái quá bán

Theo logic thông thường khi chỉ báo báo hiệu thị trường đang trong trạng thái quá mua, trader sẽ chuẩn bị các lệnh bán và ngược lại. Tuy nhiên, đó chỉ là một nửa sự thật, và phần còn lại thường bị bỏ qua khiến hàng loạt các trader bị thua lỗ nặng.

Vậy nửa sự thật còn lại là gì? Đó là BỐI CẢNH mà chúng ta sử dụng các tín hiệu này. Với quy tắc thông thường phía trên, nó chỉ đúng khi thị trường đang sideway (đi ngang), xem ví dụ phía dưới:

Stoch trong bối cánh thị trường sideway

Tuy nhiên, nếu máy móc áp dụng vào thị trường có xu hướng thì đó sẽ là một thảm họa. trong thực tế, khi thị trường đang trong xu hướng thì điều này ngược lại hoàn toàn:

Stoch trong bối cảnh thị trường có xu hướng rõ ràng.

Chúng ta có thể thấy: Khi Stoch vào vùng quá mua nó biểu thị rằng đà tăng đang rất tốt và khả năng giá sẽ tiếp tục được đẩy lên cao hơn nữa và ngược lại.

Tóm lại, với việc sử dụng tín hiệu quá mua/quá bán, trader cần phải lưu ý kỹ điều kiện thị trường, nó chỉ phát huy tác dụng khi được đặt vào đúng điều kiện.

Anh em nhớ theo dõi thêm các bài viết nha.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here