Sunday, April 14, 2024
spot_img
HomeSóng ElliottBÀI 3: SÓNG ĐẨY - IMPULSE WAVE

BÀI 3: SÓNG ĐẨY – IMPULSE WAVE

Sóng đẩy là các hành động giá đi thuận theo xu hướng chính hiện tại. Trong 1 xu hướng tăng, sóng đẩy là các con sóng đẩy giá lên cao hơn, vượt lên trên đỉnh trước đó. Ngược lại trong xu hướng giảm sóng đẩy là các con sóng đạp giá xuống thấp hơn, tạo ra các đáy sau thấp hơn đáy trước.

Các con sóng đẩy thường được tạo ra bởi tập hợp các cây nến dài có thân lớn (có thể đi kèm volume lớn), đặc biệt về yếu tố thời gian, sóng đẩy được hình thành và chạy với tốc độ nhanh hơn sóng điều chỉnh.

Mô hình sóng đẩy Impulse (được ký hiệu là IM) là mô hình sóng Elliott cơ bản, có 5 sóng, trong đó có 3 sóng di chuyển theo hướng của xu hướng chính và 2 sóng điều chỉnh di chuyển ngược với xu hướng chính. Mỗi sóng được đánh dấu tại điểm cuối và được đánh số từ 1 đến 5.

2. Những quy tắc quan trọng của sóng Impulse

  • Chính sóng 1 phải là mô hình sóng Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).
  • Sóng 2 có thể là bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào ngoại trừ mô hình tam giác điều chỉnh (Contracting Triangle (CT) hoặc Expanding Triangle (ET)).
  • Sóng 2 không thể hồi lại quá 100% so với sóng 1.
  • Sóng 3 phải là mô hình Impulse (IM).
  • Sóng 3 phải dài hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 có thể là bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào.
  • Sóng 2 và sóng 4 không có vùng giá giao nhau.
  • Sóng 5 phải là mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).
  • Sóng 5 phải ít nhất bằng 70% chiều dài của sóng 4 theo giá.
  • Trong các sóng 1, 3, 5 thì mỗi sóng trong số đó có thể mở rộng và khi đó sẽ là sóng dài nhất so với 2 sóng còn lại.
  • Sóng 5 có thể không vượt qua điểm cuối của sóng 3, khi đó là trường hợp bất quy tắc còn gọi là Failure or Truncated 5th.

3. Những biến thể của mô hình sóng Impulse

3.1. Mô hình sóng Impulse Extension

Mô hình sóng Impulse Extension còn gọi là mô hình sóng mở rộng xảy ra trong một sóng chủ nơi mà các sóng 1, 3 hoặc 5 có thể mở rộng và kéo dài hơn các sóng khác. Mô hình mở rộng phổ biến nhất là mở rộng sóng 3 và khi đó hai sóng 1, 5 có xu thế bằng nhau; mô hình này có tên gọi là Extension3. Nếu sóng 1 mở rộng thì có tên gọi là Extension1, nếu sóng 5 mở rộng thì có tên gọi là Extension5; hai mô hình này ít phổ biến hơn mô hình Extension3. Và điều đặc biệt là hiện tượng sóng mở rộng còn xuất hiện ở trong chính sóng mở rộng đó.

Vị trí xuất hiện:
Mô hình Impulse Extension xuất hiện ở các sóng 1,3,5 và các sóng A, C thuộc quá trình điều chỉnh (Correction). 

Cấu trúc sóng bên trong: 
Mô hình Impulse Extension bao gồm tối thiểu 9 sóng dù 13 hay 17 sóng có thể xảy ra. Cấu trúc sóng bên trong tối thiểu của 9 sóng theo dạng 5-3-5-3-5-3-5-3-5. Chú ý rằng các dạng 3 sóng là các sóng điều chỉnh bao gồm 5 sóng theo mô hình tam giác điều chỉnh.

1. Mô hình sóng 1 mở rộng

Quy tắc:

  • Sóng có sóng 1 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng gần như tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 1 thì các sóng 3 và 5 sẽ là sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 1 mở rộng theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 1 (Double Extension) khi đó sóng có sóng 1 mở rộng 2 lần bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 1 – Triple Extension thì sẽ có 17 sóng).

2. Mô hình sóng 3 mở rộng

Quy tắc:

  • Sóng có sóng 3 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 3 thì các sóng 15 sẽ là những sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 4 không được trùng lặp vùng giá với sóng 1.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.
  • Sóng 3 mở rộng theo mô hình Impulse (IM).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 3 (Double Extension) khi đó sóng có sóng 3 mở rộng 2 lần bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 3 – Triple Extension thì sẽ có 17 sóng).

3. Mô hình sóng 5 mở rộng

Quy tắc:

  • Sóng có sóng 5 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 5 thì các sóng 13 sẽ là những sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 4 không được trùng lặp vùng giá với sóng 1.
  • Sóng 5 mở rộng theo mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 5 (Double Extension) khi đó sóng có sóng 5 mở rộng 2 lần bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 5 – Triple Extension thì sẽ có 17 sóng).

3.2. Mô hình Impulse Truncated 5th (Sóng cụt)

Mô hình sóng có sóng 5 không thể vượt qua điểm kết thúc sóng 3 gọi là mô hình Impulse Truncated 5th hay còn gọi là sóng cụt. Sóng 5 chỉ đến gần đỉnh sóng 3. Mô hình này cho thấy xu hướng yếu và thị trường sẽ nhanh chóng chuyển hướng theo xu hướng ngược lại.

1. Quy tắc:

  •  Mô hình Truncated 5th hay sóng cụt bao gồm 5 sóng.
  •  Sóng 2 không dài hơn về khoảng cách giá so với Sóng 1 vì thế sẽ không vượt qua điểm khởi nguồn của Sóng 1.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng 1 và 5.
  • Sóng 4 không đi vào biên độ của Sóng 1 trừ các trường hợp Diagonal Triangle và đôi khi xuất hiện ở sóng 1 hoặc A nhưng không bao giờ ở sóng 3. Như vậy các mô hình Diagonal Triangle cũng có thể biến theo dạng Failure or Truncated 5th khi sóng 5 không vượt qua sóng 3.
  • Sóng 5 không đi qua điểm cuối của Sóng 3.
  • Sóng 3 cho thấy xung lượng lớn nhất.
  • Cấu trúc sóng bên trong theo các dạng điều chỉnh khác nhau.

2. Vị trí xuất hiện:
Mô hình Truncated 5th hay sóng cụt chỉ xuất hiện ở các sóng 5 hoặc C và thường không xuất hiện ở sóng 5 của sóng 3 ở cấp độ sóng lớn hơn.

3. Cấu trúc sóng bên trong: 
Mô hình Truncated 5th hay sóng cụt bao gồm 5 sóng có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.

Bạn vừa đọc bài viết: “Sóng đẩy – Impulse wave ”
Bài tiếp theo tôi sẽ chia sẻ với bạn về: “Sóng chéo – Diagonal

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments